Những năm gần đây, cụm từ “Chuyển đổi số” (Digital Transformation, DX) xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra tại các doanh nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn ở thế giới. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Chuyển đổi số còn được xem là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững trong cuộc khủng hoảng COVID-19 – khẳng định tầm quan trọng trong nền kinh tế phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, chuyển đổi số hầu như mới chỉ được thực hiện thành công ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn còn gặp nhiều khó khăn, loay hoay tìm cách thay đổi. Vậy giải pháp nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc đua chuyển đổi số?

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, cả nước có khoảng 800,000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm trên 96.7%. Hàng năm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp đến 47% vào GDP của cả nước. Khu vực doanh nghiệp SME đã và đang khẳng định vai trò quan trọng không chỉ trong nền phát triển kinh tế Việt Nam mà còn là động lực phát triển kinh tế của các địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, và bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người.
Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít vốn thường gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Sau đây, ITBee Solutions sẽ đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp SME bắt kịp xu hướng chuyển đổi số một cách nhanh chóng và tối ưu hiệu quả.
1. Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành và điều phối các nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả toàn diện, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, 70% doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp thành công vào quản lý các nghiệp vụ của công ty như: quản lý nhân sự, quản lý chấm công, quản lý cộng tác viên, quản lý dự án, quản lý công việc, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý bán hàng … giúp tối ưu thời gian, chi phí vận hành và tăng hiệu suất trong doanh nghiệp.
Hiện nay, bắt kịp xu hướng phát triển không ngừng của công nghệ, ITBee Solutions đang chú trọng việc đưa ra các giải pháp IT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý Cộng tác viên, hệ thống Booking, E-commerce, E-learning …

2. Sử dụng điện toán đám mây
Điện toán đám mây có lẽ là “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khuyến khích ứng dụng rộng rãi giúp giải quyết bài toán tối ưu chi phí vận hành. Với điện toán đám mây, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không phải lo lắng trả tiền nâng cấp thiết bị và có thể giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh gọn mà không phải lo lắng về năng lực của họ. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ có thời gian để nghiên cứu và mở rộng, phát triển thị trường, mô-đun phát triển trở nên lớn hơn.

3. Tự động hóa
Một điều không thể thiếu trong công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp SME – đó là ứng dụng giải pháp tự động hóa. Tự động hóa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, chi phí một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng việc thực hiện một loạt các quy trình hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp của con người.

Lấy ví dụ của một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh bán hàng online thực hiện tự động hóa bán hàng nhằm tăng tính hiệu quả và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng tự động hóa vào trong quy trình bán hàng: tạo tin nhắn cảm ơn và email xác nhận đơn hàng sau khi khách hàng hoàn thành giao dịch mua hàng trực tuyến, hoặc tạo tin nhắn tặng voucher cho khách hàng mua đợt tiếp theo hay vào các dịp lễ hội, hoặc hướng dẫn khách hàng xử lý sự cố khi có báo cáo lỗi, …
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể triển khai tự động hóa quy trình công việc bằng việc xây dựng một hệ thống quản lý liền mạch và tích hợp các ứng dụng như quản lý nhân sự, quản lý hồ sơ, quản lý marketing liên kết tới quản lý bán hàng, quản lý tài chính … vào cùng một nền tảng để dễ quản lý, nắm bắt tình hình năng suất lao động của các bộ phận cũng như giúp các bộ phận tương tác chặt chẽ với nhau hơn, từ đó giúp xây dựng một tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm.

Bên cạnh những giải pháp IT giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thì họ cũng cần tạo điều kiện trao quyền cho nhân viên sử dụng tối đa dữ liệu. Dữ liệu là chìa khóa đưa doanh nghiệp phát triển kinh doanh chính xác hơn bởi một khi nhân viên nắm rõ về các hoạt động, thông tin khách hàng và đối tác, họ sẽ giúp công ty hoạch định chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả.
Việc cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu cũng là cách thể hiện lòng tin giữa doanh nghiệp và nhân viên, và cũng là cách tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức. Nhân viên cũng tự tin hơn khi giao tiếp và trao đổi thông tin với khách hàng mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.