Thời đại công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, thói quen mua sắm trực tuyến và sự thích ứng vượt trội của ngành Thương mại điện tử (TMĐT) trong đại dịch COVID-19, TMĐT hứa hẹn sẽ là xu hướng “hot” nhất trong những năm tới trên toàn cầu. Tại Việt Nam, những “ông lớn” TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong thị trường Thương mại điện tử ngay cả khi nền kinh tế bị lung lay trong đại dịch.
Thực trạng của thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo nghiên cứu thị trường Thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia. Trong đó, thị trường TMĐT Việt Nam được đánh giá về mức độ hấp dẫn đứng thứ 6 trên thế giới. Dựa vào dữ liệu của Statista, tốc độ phát triển TMĐT Việt Nam năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD. Đến năm 2025, tốc độ phát triển của TMĐT Việt Nam có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của TMĐT Việt Nam như hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu về mua sắm đối với người tiêu dùng cũng như nhu cầu về nhân lực cho doanh nghiệp đang trở nên vô cùng cấp bách.
Dưới đây là 5 lý do cho thấy cơn sốt Thương mại điện tử còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
1. Tiện lợi
Khác với phương pháp mua hàng truyền thống tại các cửa hàng vật lý, giờ đây người tiêu dùng có thể tìm kiếm sản phẩm và mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng chỉ qua vài cú click chuột dù họ đang ngồi ở nhà, đang đi đường hay ở quán cafe, v.v… Trong cuộc khảo sát của Google, lý do chính để nhiều người tiêu dùng Việt Nam quyết định chọn mua sắm online là phương thức giúp họ tiết kiệm thời gian. Họ đang dần quen với TMĐT hơn là cửa hàng truyền thống.

2. Dễ dàng tiếp cận
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam đạt 73,2% dân số trong cuộc sống hàng ngày. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn cầu. Song song với đó, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5% (theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), cuối năm 2021).
Có thể thấy những con số trên sẽ giúp Thương mại điện tử ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước ở nhiều lứa tuổi và tầng lớp. Đây là cơ hội rất lớn cho TMĐT Việt Nam, đặc biệt là thương mại điện tử trên di động.

3. Quy trình mua bán dễ dàng
Với sự phát triển của TMĐT và giao diện thân thiện, người tiêu dùng có thể dễ dàng thao tác mở nhiều trang TMĐT cùng một lúc để tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá cả cũng như tính năng sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Họ có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ với một vài thao tác nhấn. Ngoài ra, hầu hết các sàn TMĐT áp dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt phát triển như ví điện tử Shopee Pay hay các phương thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ Mastercard, Visa, American Express, … như ICY Beauty – cửa hàng mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của ITBee Solutions áp dụng nhằm hỗ trợ tối giản các quy trình thanh toán rườm rà.

4. Cơ hội mở rộng phạm vi doanh nghiệp
Thương mại điện tử được coi là một giải pháp lý tưởng nếu doanh nghiệp muốn phát triển phạm vi sản phẩm như một ngành hàng mới hay mở rộng tập khách hàng mục tiêu, cũng như phát triển quy mô doanh nghiệp dựa theo nhu cầu của người tiêu dùng. TMĐT cho phép doanh nghiệp phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới, những lựa chọn thanh toán thuận tiện cho người tiêu dùng và thậm chí giúp giao hàng ngay cả khi thay đổi địa điểm hoặc cơ sở.
Thay vì doanh nghiệp phải mất một khoản tiền lớn để thuê cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi nhằm thu hút lượng khách hàng thì TMĐT giờ đây có thể đơn giản giúp doanh nghiệp hiển thị nhanh chóng và tiếp cận nhanh tới khách hàng mục tiêu bằng các từ khóa phổ biến và một số cách tiếp thị online khác trên Internet.

5. Tiết kiệm chi phí hoạt động
Thực tế, chi phí vận hành một cửa hàng vật lý tốn kém hơn rất nhiều so với việc phát triển một cửa hàng mua sắm online bởi chi phí thuê địa điểm, cơ sở vật chất, nhân sự, v.vv… Vì vậy, TMĐT có thể giúp các nhà khởi nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng ngay lập tức mà không cần phải thuê mặt bằng, nhân sự hay kho chứa hàng lớn, v.vv… Trang TMĐT được mở 24/7 mà các nhà khởi nghiệp không cần phải giám sát thường xuyên như những cửa hàng vật lý truyền thống.

ITBee Solutions hiện đang cung cấp các giải pháp về công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm Thương mại điện tử (E-Commerce), Customer Relationship Management (CRM), E-learning, Bán hàng (Cộng tác viên), Booking System (Spa, Salon, Nails), và Healthcare. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các dịch vụ giải pháp cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay tới số hotline của ITBee để được tư vấn thêm: 0948 810 812 hoặc qua địa chỉ email: info@itbeesolutions.com