
Vì sao lương cao, đãi ngộ tốt vẫn không tuyển được ứng viên IT?
Trăm ngàn câu chuyện tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng ứng viên IT. Câu chuyện kể về một công ty công nghệ sau bao
Trăm ngàn câu chuyện tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng ứng viên IT. Câu chuyện kể về một công ty công nghệ sau bao ngày đăng bài tuyển dụng khắp các Group Facebook, LinkedIn,… để tìm ứng viên IT. Chờ hoài, chờ mãi nhưng cũng không có phản hồi, không có hy vọng. “Có ứng viên trên LinkedIn tôi đều liên hệ hết, ai nhắn lúc 10h đêm tôi cũng trả lời. Mỗi tháng trung bình có khoảng 30CV, trong đó chỉ có 5 người phỏng vấn nhưng 1 người bùng, 4 người rớt vòng 1 hoặc vòng 2.”
Thấu hiểu nỗi lo này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức chắc chắn sẽ hữu ích cho trường hợp của bạn. Trước hết, hãy bắt đầu với những khó khăn mà phần lớn các công ty công nghệ đều gặp phải.
Thiếu nhân sự cho các dự án là vấn đề thường gặp nhất ở hầu hết công ty công nghệ. Doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng IT liên tục nhưng tại sao vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân sự?
Thống kê của Viện Chiến lược CNTT hàng năm có hơn 50.000 sinh viên CNTT ra tốt nghiệp. Tuy nhiên vẫn không cung cấp đủ nguồn nhân sự cho thị trường. Thực tế trong số 50.000 đó thì chỉ có khoảng 15% ứng viên làm được việc ngay. Hơn 80% phải đào tạo lại, cá biệt có những trường hợp doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo từ đầu. Chưa kể đào tạo xong ứng viên nhảy việc làm “mồi ngon” cho chính đối thủ.
Vậy bạn cho rằng bao nhiêu phần trăm ứng viên phù hợp tiếp cận được bài tuyển dụng trên Internet của bạn? Thậm chí ngay cả khi bạn tiếp cận được đúng ứng viên, bạn có chắc chắn doanh nghiệp tiếp cận đúng lúc họ thực sự đang tìm việc?
Không chỉ doanh nghiệp Start-up mà ngay cả những doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo, đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Theo báo cáo kinhtedothi.vn năm 2021, có tới hơn 40% các doanh nghiệp CNTT thừa nhận họ đang rất khó khăn để tìm kiếm nhân sự cho các mảng quan trọng như quản lý, giám sát và kiến trúc hệ thống. Vậy với cương vị là một nhà tuyển dụng, bạn sẽ lựa chọn những phương pháp nào để thu hút nhân tài phù hợp?
Các hình thức tuyển dụng thường được ưu tiên hàng đầu là tìm đến người quen, liên hệ ứng viên cũ hay đăng bài trên các trang tuyển dụng chất lượng như Careerbuilder. Tuy nhiên, chi phí đăng bài trên các nền tảng này thường khá lớn và đòi hỏi doanh nghiệp phải có thương hiệu đủ lớn và uy tín để thu hút các nhân tài sáng giá.
Thiếu hụt nhân sự dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến chất lượng dự án cũng như uy tín của công ty. Tôi biết rằng đây là kết quả không một nhà quản trị nào mong muốn. Để thu hút được ứng viên IT cũng như IT vị trí cấp cao, trước hết nhà quản lý cần nắm rõ ứng viên thực sự mong muốn điều gì để chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp.
Top 3 các yếu tố thu hút nhất được nhà tuyển dụng lẫn ứng viên đồng quan điểm lựa chọn là: Lương và phúc lợi hấp dẫn; Điều kiện làm việc linh hoạt về không gian và thời gian; Môi trường làm việc sáng tạo, tiện ích, tiên phong trong công nghệ.
Việc đăng tin tuyển dụng ồ ạt với mức lương rất cao dần trở thành điều kiêng kỵ nếu muốn tuyển dụng lâu dài và hiệu quả. Việc tuyển dụng cần phải được thay đổi theo chiến lược bài bản và hoạch định hướng đi lâu dài.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam giờ không còn thua kém những tổ chức nước ngoài về mức lương và đãi ngộ, nhưng vẫn chưa thể thu hút nhiều ứng viên và nhân tài do chưa biết cách tiếp thị cho thương hiệu và hình ảnh của chính mình.
Ngành IT với đặc thù thay đổi khá nhanh, đòi hỏi developer cũng phải luôn cập nhật công nghệ mới và thúc đẩy lộ trình phát triển công nghệ của mình. Các câu hỏi của họ thường băn khoăn “Công ty này có stack phù hợp với mình hay không?”, “Đội ngũ tech có cởi mở với các công nghệ mới không?”, “Làm việc ở công ty này tôi có được phát triển gì không?”,….
Viết blog chia sẻ kiến thức, tham gia phỏng vấn của các trang tin công nghệ thường xuyên,…là những hoạt động tốt nhất để giải đáp các câu hỏi này của ứng viên tiềm năng. Qua sự kiện doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu rộng rãi và dễ dàng thu hút được những nhân tài phù hợp. Hãy luôn làm đều đặn, ít nhất mỗi tháng có 1 hoạt động dù lớn hay nhỏ, để khi họ phát sinh nhu cầu chuyển việc, công ty của bạn là một trong những lựa chọn đầu tiên, thậm chí chưa cần đến các tin đăng tuyển dụng.
Một nhân viên có kinh nghiệm và ý thức được khả năng của mình vì thế họ không những tìm kiếm một công việc đơn giản mà họ cần những dự án tuyệt vời với môi trường làm việc độc đáo. Hãy để các ứng viên biết rằng doanh nghiệp của bạn chính là nơi họ muốn đến làm việc. Doanh nghiệp cần chú ý đến việc truyền đi những thông điệp về văn hóa, phúc lợi của công ty đến với thị trường ứng viên tiềm năng.
Chí lớn thường gặp nhau, người tài trọng người tài. Bạn có thể tìm thấy những ứng viên tuyệt vời thông qua chính đề xuất từ những nhân viên xuất sắc của mình. Xây dựng và triển khai chương trình nhân viên giới thiệu ứng viên là một gợi ý lý tưởng, tuy nhiên hãy luôn đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong cơ chế.
Bên cạnh đó, nhân viên của bạn không giới thiệu ai đó chỉ để nhận tiền thưởng đâu. Họ giới thiệu người khác bởi vì họ tin tưởng vào năng lực của ứng viên đó, và tin tưởng vào công ty mà họ đang làm việc. Vì vậy, muốn chương trình nhân viên giới thiệu ứng viên đem lại hiệu quả như mong muốn, trước tiên doanh nghiệp của bạn phải trở thành một nơi tuyệt vời để làm việc.
Người làm tuyển dụng IT thì nhiều nhưng người thực sự làm được việc thì hiếm. Công việc áp lực cao do thị trường cạnh tranh, ứng viên có nhiều lựa chọn, tỷ lệ chuyển đổi thấp là bình thường. Khó nữa là tuyển dụng cho IT ngoài những bộ skill xịn bắt buộc phải có. IT Recuiter cần network cực mạnh, vững kiến thức chuyên ngành (khó học hơn) và am hiểu tính chất ứng viên ngành IT cũng như hiểu sâu về thị trường.
Để tuyển được IT, nhà quản trị cần giúp nhân sự tuyển dụng hiểu kỹ JD: Nghĩa là phân tích được chân dung ứng viên từ tuổi, giới tính, kinh nghiệm, ngành nghề, địa điểm làm việc, lương, thưởng, phúc lợi tới cấp tuyển dụng là fresher hay junior hay senior.
Ngoài ra cái quan trọng nhất chính là hiểu ngôn ngữ cần tuyển trong JD. Thông thường 1 JD có rất nhiều ngôn ngữ nhưng khi đăng bài tuyển dụng thường chỉ lấy 3 ngôn ngữ chính, Vì vậy anh chị cần cung cấp đầy đủ thông tin để giúp họ hiểu rõ hơn nhé!
Trước mình có tuyển IT một thời gian nên mình note ra 1 số kinh nghiệm của mình nghiệm của mình, hy vọng có thể hữu dụng với bạn:
Đối với những dự án cần các vị trí quan trọng, bạn có thể liên hệ tìm ứng viên qua trang tuyển dụng Toptal. Đây là một trong những trang tuyển dụng chất lượng hàng đầu, tuyển chọn kỹ càng 3% chuyên gia xuất sắc nhất đáp ứng 100% nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, TopDev và ITviec – 2 trang chuyên đăng tuyển IT có chi phí thấp hơn. Topdev đăng 1 tin tầm 5 triệu – 6 triệu, ITviec tầm 4 triệu – 5 triệu (chi phí ghi nhận cách đây 2 năm). Nếu dùng những trang mất phí thì nhớ hỏi xem còn có gói lọc hồ sơ ứng viên không.
Một nguồn khác mà mình nghĩ khá ổn nếu công ty bạn muốn thuê IT cơ hữu, đó là chấp nhận thực tập sinh từ năm 3 trở lên. Bên công ty cũ mình có tuyển intern và 1 vài trong số các bạn ấy khi ra trường ở lại công ty làm luôn.
Nhân viên bán hàng được xem là cầu nối gắn kết khách hàng với doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến quyết định của khách hàng. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng vững mạnh, bạn cần tập trung xây dựng đội ngũ bán hàng chất lượng. Thấu hiểu nhu cầu đó, ITBee sẽ tư vấn cho bạn giải pháp giúp bạn xây dựng một đội nhóm chuyên nghiệp, giúp nhân viên của bạn “chinh chiến” mọi khách hàng.
Đào tạo và huấn luyện là quy trình quan trọng nhất trong việc xây dựng đội ngũ bán hàng. Đây là chìa khóa giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ.
Doanh nghiệp cần đạo tạo kỹ lưỡng những kiến thức về sản phẩm/dịch vụ như: Công dụng, đối tượng, đặc điểm nổi bật so với đối thủ,…Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn hiểu sâu sắc về sản phẩm và tự tin giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm khi khách hàng thắc mắc.
Bên cạnh đó, hãy tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng để giúp nhân viên nâng cao trình độ. Có thể nhân viên của bạn có kỹ năng thuyết phục cao. Tuy nhiên, đôi khi họ vẫn lúng túng trước những lời từ chối quá thẳng thừng từ những vị khách khó tính. Hãy giúp đội ngũ của bạn nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý lời từ chối của khách hàng,…để giúp nhân viên luôn chủ động trong mọi tình huống.
Đối với thành viên mới vào nghề, vẫn còn tràn đầy nhiệt huyết và hoài bão. Họ rất cần sự định hướng và chỉ dẫn. Hãy dành nhiều thời gian khai phá những điểm mạnh của họ và thúc đẩy họ phát triển những kỹ năng vốn có. Đồng thời giúp họ khắc phục những điểm còn khuyết của mình.
Thành viên đã được rèn luyện nhưng còn dè dặt, họ cần sự hỗ trợ và động viên.
Thành viên đã đạt được nhiều thành tích và có tính độc lập, họ cần sự quan tâm và công nhận.
Để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc, bạn cần phải nắm rõ năng lực của mỗi thành viên trọng đội nhóm. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và đánh giá hiệu quả của mỗi cá nhân. Hãy chú ý tới việc rèn giũa người tài. Họ sẽ là chủ lực cốt cán giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn đấy.
Là người quản lý, bạn hãy tạo cơ hội để các thành viên gặp gỡ và trao đổi thường xuyên. Thảo luận về các mục tiêu chung của đội, thời gian khi nào, cần phải làm như thế nào. Việc trao đổi thường xuyên sẽ giúp các thành viên gắn kết với nhau và đây sẽ là cơ hội để họ học hỏi những mánh khóe chinh phục khách hàng từ chính người bạn đồng hành của mình.
Trên đây là những bí quyết giúp bạn xây dựng và quản lý một đội nhóm “bất khả chiến bại”. Hi vọng qua bài viết này nhà quản lý sẽ có thêm kinh nghiệm nhằm hoàn thiện và phát triển một đội nhóm bán hàng của mình.
Mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Một số thương hiệu lớn như KFC, Highland,…đã áp dụng thành công mô hình này và thu về lợi nhuận nhanh chóng. Kinh doanh chuỗi mang lại hiệu quả bứt phá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên người quản lý phải đối mặt với những rắc rối, nhiều khó khăn tiềm ẩn trong quá trình vận hành. Vậy làm thế nào để quản lý các chi nhánh một cách trơn tru, hiệu quả, dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công rực rỡ như các thương hiệu nổi tiếng.
Cần giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh qua từng giai đoạn. Đánh giá thông qua hiệu quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng,…Từ đó cải thiện quy trình làm việc và khắc phục cho những chi nhánh chưa đạt hiệu quả.
Nhân viên là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, nhân viên vững vì doanh nghiệp mới bền. Vì vậy hãy lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp và tối ưu để đem đến những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Thông tin khách hàng là tài sản quý giá đối với mọi doanh nghiệp. Việc quản lý thông tin cá nhân và lịch sử mua sắm của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu của từng khách hàng. Từ đó điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ và phân phối những chương trình ưu đãi đến khách hàng hợp lý, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế không có nhiều doanh nghiệp chú trọng vào vấn đề này. Phần lớn là do doanh nghiệp không biết thu thập và quản lý thông tin khách hàng như thế nào cho hợp lý. Đặc biệt, đối với mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng thì vấn đề này càng gây cản trở và thách thức lớn hơn cho doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý doanh thu, hoa hồng, quản lý nhân viên, quản lý quan hệ khách hàng,…Giúp chủ kinh doanh có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh vận động của doanh nghiệp, tối ưu thời gian xử lý, tăng năng suất làm việc đáng kể. Từ đó đưa ra những chiến thuật kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp
Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp – Tinh gọn nhân sự, chi phí vận hành
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh biến động rất nhanh, nhà quản lý cần cập nhật biến động của thị trường nhanh nhất có thể. Hãy dành thời gian để thu thập những thông tin giá trị về nhu cầu của thị trường. Thậm chí bạn có thể nghiên cứu chiến lược marketing của chính đối thủ để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh vững chắc cho doanh nghiệp.
Ngoài việc nghiên cứu thị trường, nhà quản lý cũng cần theo dõi báo cáo bán hàng, báo cáo tồn kho của doanh nghiệp,…để đưa ra quyết định đúng đắn.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình quản trị kinh doanh của bạn.
Không ít doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển một thời huy hoàng rồi thất bại. Bài học đắt giá nào cho những doanh nghiệp đi sau nếu có ý định kinh doanh theo chuỗi chi nhánh?
Đối với các doanh nghiệp, phát triển và mở rộng quy mô luôn là mục tiêu chính và là điều thiết yếu cho sự bền vững lâu dài của tổ chức. Để quá trình mở rộng quy mô diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần trang bị đủ kiến thức và chuẩn bị kế hoạch kỹ càng trên mọi phương diện.
Mô hình kinh doanh theo chuỗi là hình thức phân phối nguồn lực của doanh nghiệp vào một hình thức phân phối. Họ có cùng tên (thương hiệu), bán các sản phẩm chính và hoạt động theo những nguyên tắc quản trị chung của mỗi công ty, thường thuộc sở hữu của cùng một công ty mẹ.
Bên cạnh các sản phẩm/dịch vụ chính. Mỗi chi nhánh sẽ linh hoạt điều chỉnh định hướng kinh doanh để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng từng khu vực.
Marketing là chi phí tất yếu mọi chủ sở hữu phải tiêu tốn dù sở hữu một hay nhiều cửa hàng. Lợi ích của việc kinh doanh theo chuỗi là chi phí quảng cáo được giảm thiểu kể từ các cửa hàng thứ hai trở đi. Doanh nghiệp vẫn có được sự nhận diện tốt từ người dùng mà không cần phải bỏ ra chi phí marketing.
Một lợi ích cơ bản khác của việc kinh doanh theo chuỗi là nó cộng thêm sự phối hợp tuyệt vời của tất cả các đơn vị kinh doanh trong việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng cuối cùng. Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng mà không bị giới hạn thời gian, vị trí địa lý.
Thông qua báo cáo của các chi nhánh, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Từ đó, đánh giá và hoạch định chiến lược bán hàng cho giai đoạn tiếp theo.
Chi phí mặt bằng cũng là một thách thức lớn cho việc kinh doanh theo chuỗi. Ngoài việc giá mặt bằng cao, doanh nghiệp càng mở nhiều chuỗi thì càng tốn những khoản tiền chết để đặt cọc mặt bằng.
Bên cạnh chi phí, doanh nghiệp cần phải chú trọng lựa chọn mặt bằng phù hợp. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường địa phương trước khi quyết định.
ITBee Solutions – Giải Pháρ Tối Ưu và Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp
📞 035 346 8969
🏤 VP giao dịch: 21 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Tân Bình, TPHCM
Không giống như những sản phẩm hay dịch vụ khác, làm app bán hàng đòi hỏi công nghệ cao và tiên tiến. Do đó chi phí cho việc xây dựng này được tính toán dựa trên nhiều yếu tố và có sự chênh lệch. Vậy mức giá chuẩn cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí thiết kế app bán hàng là gì? Hãy cùng ITBee đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây.
App bán hàng 4.0 ngày nay không còn quá xa lạ trên thị trường Việt Nam. Nhất là khi ngành kinh doanh online ngày càng phát triển và đa dạng về mọi mặt. Thiết kế ứng dụng bán hàng để tiếp cận và phục vụ khách hàng luôn là xu hướng kinh doanh trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn đắn đo vì không rõ chi phí thiết kế app bán hàng là bao nhiêu. Trên thực tế, chi phí xây dựng app của từng đơn vị có thể không giống nhau. Tuy nhiên, nó vẫn dựa trên công thức chung như sau:
Chi phí = Tính năng x thời gian x chi phí nhân công/giờ
Đây là công thức khá phổ biến tại các doanh nghiệp thiết kế ứng dụng di động hiện nay để thực hiện báo giá cho khách hàng. Dựa trên công thức này, các đơn vị có thể đưa ra những báo giá cụ thể và phù hợp tùy theo tình hình thực tế.
Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thiết kế app bán hàng
Tùy thuộc vào ngành hàng kinh doanh, ứng dụng sẽ yêu cầu các chức năng khác nhau. Các sản phẩm khác nhau hoặc nhu cầu của người tiêu dùng trong mỗi ngành là không giống nhau. Những vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tích hợp các module tính năng riêng biệt.
Tùy theo độ khó của từng loại hình sẽ có mức chi phí khác nhau. Quy mô doanh nghiệp của bạn cũng sẽ xác định quy mô ứng dụng của bạn. Ví dụ, các công ty vừa và nhỏ thường có xu hướng chọn các app bán hàng có chức năng cơ bản trước.
Các ứng dụng phức tạp hơn thường phù hợp với các công ty có nhiều sản phẩm, chi nhánh và dữ liệu lớn. Thông thường các ứng dụng được sử dụng cho quản lý chuỗi là đắt nhất do cần nhiều tính năng để thực hiện.
App bán hàng thông minh có nhiều tính năng khác nhau, mỗi tính năng sẽ có mức chi phí được quy định khác nhau. Lẽ dĩ nhiên, giá thiết kế App sẽ tăng cao khi tính năng được tích hợp đa dạng.
Như trong công thức, có thể thấy càng nhiều tính năng thì chi phí thiết kế app bán hàng sẽ càng cao. Bởi càng nhiều tính năng thì số lượng nhân công và thời gian thực hiện cũng nhiều hơn. Ngoài ra, có những tính năng đòi hỏi những công nghệ đặc biệt như AI, Blockchain đòi hỏi kỹ thuật cao nên cũng có giá cao hơn.
Đối với loại app không có Web server: Chi phí tạo ứng dụng này thường thấp hơn. Bởi vì loại ứng dụng này được xây dựng mà không cần kết nối với máy chủ
Đối với loại app có Web server: Thông thường những ứng dụng có kết nối với máy chủ. Giữa máy chủ và app sẽ có kết nối và trao đổi dữ liệu với API. Do đó, loại app này sẽ có nhiều thao tác phức tạp trong quá trình triển khai.
Thiết kế app bán hàng theo chuẩn UI/UX đang là xu hướng trong thời đại 4.0. Trải nghiệm người dùng luôn được chú trọng và nâng cao. Các ứng dụng có giao diện đẹp hơn và trải nghiệm mượt mà hơn tất nhiên sẽ có chi phí cao hơn. Nếu bạn không có đủ ngân sách, phần chi phí này có thể được giảm bớt.
Các app sau khi thiết kế phát triển ứng dụng bạn sẽ phải cần đưa app, hay ứng dụng lên kho ứng dụng. Đối với lập trình app android bạn cần có tài khoản Google Play, còn lập trình IOS sẽ được đưa các ứng dụng lên kho Appstore.
Để tạo được một tài khoản lập trình ứng dụng bạn sẽ chi tối thiểu là 99$/năm trên App Store và 25$ trên Google Play thanh toán 1 lần. Chi phí này bạn sẽ chi trả cho Google và Apple, công ty thiết kế app của bạn không thu các khoản phí này.
Ngoài các chi phí kể trên, bạn cũng cần quan tâm đến các chi phí bảo trì, bảo dưỡng. Sau một thời gian hoạt động, app có thể gặp một số lỗi phát sinh hoặc cần thêm tính năng mới, nâng cấp phiên bản,…Tùy theo đơn vị thiết kế app mà các chi phí về bảo hành, bảo trì sẽ được thỏa thuận sao cho hợp lý.
Đơn vị thiết kế ứng dụng cũng ảnh hưởng đến chi phí thiết kế ứng dụng. Những đơn vị uy tín sẽ có giá cả hợp lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm, và ngược lại. Vì vậy, khi tìm kiếm, hãy nhớ so sánh giá cả với tham khảo để tìm ra mức chi phí phù hợp nhất cho thiết kế app bán hàng cho doanh nghiệp của bạn.
Từ những yếu tố kể trên, các bạn cũng có thể hình dung phần nào việc xác định ngân sách thiết kế app.
Cần hiểu rằng, chi phí làm app bán hàng cao hay thấp không quan trọng bằng mức độ phù hợp của nó. Một app bán hàng giá quá rẻ sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng làm họ rời đi. Một app có giá quá cao cũng chưa chắc đạt được chất lượng tốt nhất. Do đó, việc lựa chọn đơn vị làm app uy tín và phù hợp sẽ mang lại kết quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.
ITBee Solutions là một trong những đơn vị thiết kế app uy tín hàng đầu Việt Nam. ITBee không ngừng phân tích hành vi và tối ưu trải nghiệm người dùng trong các ngành nghề, để mang đến cho khách hàng sự hoàn thiện nhất về UX/UI.
Sau đây là những lợi ích ITBee đem đến cho doanh nghiệp của bạn:
– Hỗ trợ chi phí submit app lên Store
– Vận hành miễn phí 3 tháng sau khi đưa vào sử dụng để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả
– Áp dụng công nghệ mới xu hướng 2021
– Bảo hành, nâng cấp theo yêu cầu khách hàng
– Hỗ trợ 24/7
Liên hệ tư vấn: 035 346 8969
Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh đã đạt con số gần 91%. Với tốc độ phát triển của công nghệ ứng dụng hiện đại, việc người dùng chuyển mình đến các app thông minh để phục vụ cho việc mua sắm, giải trí,… là điều hiển nhiên. Với sự bùng nổ của làn sóng chuyển đổi số, hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên thiết kế app bán hàng riêng cho doanh nghiệp nhằm thu hút và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Hãy cùng ITBee tìm hiểu những thủ thuật và bí quyết x3 doanh thu với app bán hàng của mình nhé!
Thông báo đẩy là tính năng độc quyền chỉ có khi bạn sử dụng ứng dụng di động và nó có những lợi ích khá mạnh mẽ. Bất kể khi nào có người dùng mới cài đặp app, một Push Notification chào mừng luôn là điều cần thiết để bắt đầu gầy dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
Hầu hết khách hàng thường cài đặt một ứng dụng, nhưng sau đó họ quên sử dụng hoặc không sử dụng thường xuyên. Thông báo đẩy là một cách tuyệt vời để thông báo cho khách hàng khi họ sử dụng ứng dụng của bạn. Hãy tận dụng tính năng Push Notification để kích thích người dùng mở App trải nghiệm, thúc đẩy doanh số triệt để thông qua app bán hàng của mình.
Đối với những khách hàng chưa hoàn thành hoạt động mua sắm trên ứng dụng bán hàng, doanh nghiệp cần có những Push Notification khuyến mãi nhắm vào những món đồ trong giỏ hàng mà họ đã bỏ qua, để khuyến khích người dùng quay trở lại mua sắm trên App và hoàn thành thanh toán giỏ hàng.
Bạn phải thiết kế app bán hàng sao cho từ khi khách hàng đưa sản phẩm vào giỏ hàng đến khi đặt hàng thành công, họ chỉ cần thực hiện ít bước nhất có thể. Để giảm việc khách bỏ qua giỏ hàng của bạn, khi khách thanh toán, bạn hãy đưa ra nhiều tùy chọn thanh toán cho khách hàng chọn lựa.
Bằng cách này, khách hàng sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình nhất và chốt đơn hàng nhanh chóng. Bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua ví điện tử, MoMo, ZaloPay, và các phương thức thanh toán hiện đại khác.
Ngày nay có rất nhiều phương thức thanh toán mới, điều quan trọng là bạn phải hiểu khách hàng của mình và thói quen thanh toán của họ. Từ đó bạn có thể cung cấp phương thức thanh toán phù hợp trên app bán hàng.
Khách hàng trung thành của bạn xứng đáng được thưởng cho những lần mua hàng thường xuyên của họ. Khi người dùng được đối xử đặc biệt, chắc chắn họ sẽ hài lòng và tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ của bạn.
Để giữ chân khách hàng lâu dài hơn, bạn có thể áp dụng tích lũy điểm cho khách hàng trên app bán hàng. Khách hàng có thể kiếm điểm bằng cách mua sắm trên chính ứng dụng của bạn. Khi khách hàng đạt một số điểm nhất định sẽ nhận được phần thưởng tiền mặt hoặc được trừ vào đơn hàng tiếp theo.
Điểm tích lũy thực sự là một phương pháp bán hàng ứng dụng rất thông minh kích thích khách hàng mua lại sản phẩm của bạn
Tỷ lệ người dùng App điện thoại đang ngày càng tăng. Trong khi tỷ lệ người dùng trình duyệt ngày càng ít. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có một cách bán hàng thông minh hơn, hợp với xu hướng hơn. Đó chính là bán hàng qua mobile app.
App bán hàng được thiết kế và bố trí rõ ràng, gọn gàng, dễ dàng truy cập thông tin và điều hướng liền mạch. Nhiều người dùng có rất ít thời gian và kiên nhẫn. Một thiết kế app bán hàng sẽ mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất và trơn tru nhất cho khách hàng của bạn
Nếu khách hàng của bạn phải đợi quá lâu để truy cập vào website và đợi Internet cập nhật, họ có thể mất kiên nhẫn, chán nản và quyết định không sử dụng ứng dụng nữa. Bạn cần tối ưu thời gian tải của ứng dụng nhanh nhất có thể. Giờ đây, với app bán hàng người dùng có thể thao tác nhanh chóng, dễ dàng chỉ với vài cú chạm kể cả khi không có Internet.
An toàn và bảo mật là một điều tuyệt đối bắt buộc phải có khi khách hàng truy cập vào sử dụng bất cứ hệ thống nào của bạn. App bán hàng luôn được bảo mật và thường xuyên kiểm tra để phát hiện các lỗ hổng bảo mật dễ bị tấn công và sửa lỗi chúng.
Khi bạn có sản phẩm mới, chương trình ưu đãi mới bạn có thể sử dụng App truyền tải thông tin đó tới khách hàng ngay lập tức. Trong khi đối thủ của bạn đổ tiền vào chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Google thì thông tin của bạn đã được đưa tới với khách hàng.
Thiết kế App bán hàng là công cụ tuyệt vời nhất để xây dựng thương hiệu, bán hàng và kích thích lòng trung thành của khách hàng. Để thu hút được sự chú ý của khách hàng, app bán hàng của bạn cần phải sở hữu đầy đủ các tính năng và lợi ích đem đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.
Để đạt được những điều này, bạn nên lựa chọn một công ty thiết kế App bán hàng chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường. ITBee Solutions là một trong những đơn vị thiết kế app chuyên nghiệp và cung cấp các giải pháp phát triển phần mềm, hệ thống đa nền tảng. Sở hữu 50+ chuyên gia, ITBee đã thực hiện nhiều dự án cho các khách hàng đến từ Châu Á và Mỹ. Được nhiều chủ doanh nghiệp đánh giá là phần mềm số 1 của Việt Nam về chất lượng cũng như dịch vụ tư vấn. Với nhiều tính năng độc đáo mang lại trải nghiệm liền mạch và khác biệt cho khách hàng.
Hotline: (+84) 353 468 969
Mail: info@itbeesolutions.com
Website: itbeesolutions.vn
Địa chỉ: 21 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu bật những lợi ích, trường hợp sử dụng và tính năng của ứng dụng giao hàng theo yêu cầu. Vì vậy, nếu bạn muốn theo kịp xu hướng và áp dụng mô hình giao hàng theo yêu cầu cho doanh nghiệp của mình, thì đây là một số điều bạn cần xem xét.
Chức năng chính của bất kỳ ứng dụng theo yêu cầu nào là đáp ứng nhu cầu và cung cấp theo cách nhanh nhất có thể. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng cho các dịch vụ giao hàng theo yêu cầu: Ưu tiên tốc độ và sự tiện lợi là trên hết.
Thêm vào đó, giao hàng theo yêu cầu mang lại một số lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng . Cụ thể, dịch vụ theo yêu cầu bao gồm các khía cạnh sau:
Một trong những tính năng đặc trưng chính của ứng dụng giao hàng là nó chủ yếu dựa vào trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động. Không giống như các ứng dụng dựa trên web, ứng dụng dành cho thiết bị di động cung cấp tính linh hoạt cao hơn và cho phép người dùng (cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ) yêu cầu hoặc cung cấp dịch vụ khi đang di chuyển.
1. Bằng cách hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu bên thứ ba. Bạn có thể tham gia chương trình đối tác của một ứng dụng giao hàng theo yêu cầu hiện có để cung cấp dịch vụ phân phối sản phẩm của bạn bằng cách sử dụng nền tảng của họ. Do đó, bạn sẽ có thể cắt giảm chi phí thiết lập chương trình giao hàng của riêng mình.
2. Bằng cách xây dựng một ứng dụng dành riêng cho mục đích kinh doanh của bạn. Nếu bạn sở hữu một cửa hàng hoa hoặc một hiệu thuốc, bạn có thể giao hàng theo yêu cầu cho khách hàng của mình bằng ứng dụng này. Và bạn sẽ kiểm soát mọi thứ với ứng dụng của bạn.
Bất kể cách tiếp cận đã chọn là gì, việc cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và thuận tiện là một lợi ích cạnh tranh mạnh mẽ có thể giúp bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong một thị trường ngách nhất định. Các ví dụ sau đây về các ứng dụng giao hàng theo yêu cầu thành công càng chứng minh điều này.
Tương tự như bất kỳ ứng dụng theo yêu cầu nào, cần 3 nền tảng khác nhau để xây dựng một hệ thống phân phối hiệu quả. Chúng bao gồm một ứng dụng dành cho thiết bị di động hướng đến khách hàng, một ứng dụng dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và một trang tổng quan dành cho quản trị.
Không giống như khách hàng, các nhà thầu sẽ cần một mức độ bảo mật bổ sung. Do đó, hồ sơ chuyển phát nhanh chỉ được tạo bởi ban quản lý công ty cho những người chuyển phát đã được xác minh.
Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng các ứng dụng theo yêu cầu cho doanh nghiệp, chúng tôi đã hiểu được những gì cần thiết để xây dựng một sản phẩm thành công.
Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để thảo luận về ý tưởng ứng dụng theo yêu cầu của bạn hoặc các cơ hội của mô hình này cho doanh nghiệp của bạn.
Với đội ngũ trẻ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi sẽ có những giải pháp tuyệt vời dành cho doanh nghiệp của bạn.
Trăm ngàn câu chuyện tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng ứng viên IT. Câu chuyện kể về một công ty công nghệ sau bao
Nhân viên bán hàng được xem là cầu nối gắn kết khách hàng với doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến quyết định của khách
Mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Một số thương hiệu lớn như KFC, Highland,…đã áp
Không ít doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển một thời huy hoàng rồi thất bại. Bài học đắt giá nào cho những doanh nghiệp đi sau nếu có ý định kinh doanh theo chuỗi chi nhánh?
Đối với các doanh nghiệp, phát triển và mở rộng quy mô luôn là mục tiêu chính và là điều thiết yếu cho sự bền
Theo thống kê của báo VietnamNet, mua sắm trực tuyến trên smartphone tại Việt Nam tăng kỷ lục. Tổng số lượt truy cập vào các
5 lỗi phổ biến trong quản trị kênh phân phối
Homeblog 5 lỗi phổ biến trong quản trị kênh phân phối
28/10/2021 BY VÕ TRÂM BLOG
Trong suốt quá trình trực tiếp vận hành và tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, đội ngũ ITBee đã nhận được rất nhiều vướng mắc cần giải quyết trong việc quản lý hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
Trong thời đại 4.0, khi tất cả mọi thứ đều gắn với công nghệ số, smartphone gần như trở thành một vật bất ly thân. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng tiềm năng trên điện thoại để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Thiết kế app bán hàng đang là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn thực hiện.
Thói quen mua sắm của khách hàng hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh từ offline sang online. Nếu không xuất hiện trên nền tảng trực tuyến, công ty sẽ bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, hầu hết người dùng ngày nay có thói quen truy cập Internet thông qua điện thoại thay vì máy tính. Nếu bạn đang muốn tập trung vào đối tượng khách hàng online thì thiết kế app bán hàng sẽ là công cụ tiếp cận hiệu quả và tối ưu nhất.
Với những đơn vị có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, việc bán hàng qua ứng dụng này đặc biệt hữu hiệu và cần thiết. Khách hàng có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi, liên kết nhanh chóng với bất kỳ điểm bán hàng nào. Với riêng người bán việc quản lý bán hàng cũng trở nên tiện lợi hơn chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.
Xem thêm: Loi-ich-thiet-ke-app-mobile-trong-kinh-doanh
App bán hàng cung cấp cho người dùng công cụ mua sắm vô cùng tiện ích và nhanh chóng. Nếu các tùy chọn mua sắm trực tuyến khác yêu cầu bạn đăng nhập, đăng nhập, cung cấp thông tin mỗi lần mua. Thì với app bán hàng, ứng dụng ghi nhớ tất cả các thông tin, tài khoản, hoạt động. Chỉ vài thao tác đơn giản, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm, mua hàng và thanh toán trực tiếp trên ứng dụng.
App bán hàng cho phép người mua theo dõi được tiến trình đặt hàng của mình. Khách hàng có thể biết được đơn hàng đang được xử lý ở bước nào, nhìn thấy được sự di chuyển của shipper nếu app bán hàng có tích hợp bản đồ và định vị. Điều này giúp mang lại sự yên tâm, nâng cao trải nghiệm mua sắm đáng kể.
Không phải ra tận cửa hàng, không phải truy cập vào website và đợi trang web load. Giờ đây, khách hàng cóthể mua hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào họ muốn chỉ với vài thao tác trên điện thoại. Thiết kế app sẽ là giải pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thông qua app bán hàng, người mua có thể dễ dàng mua hàng qua các tính năng gợi ý mua hàng trên app, nhận tư vấn trực tiếp từ người bán hàng, tích điểm đổi quà,…Những tính năng này rất khó thực hiện khi mua hàng trên các nền tảng khác. Đặc biệt, nhiều app còn cung cấp nhiều tính năng cá nhân hóa hơn để mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng.
Xem thêm: Doanh-nghiep-can-luu-y-gi-khi-thiet-ke-app-ban-hang
Không phải ngẫu nhiên mà các cửa hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất kỳ đều ưu tiên thiết kế app bán hàng. Dưới đây là một số lý do có thể kể đến như:
Hầu hết các cửa hàng hiện nay đều có thời gian mở cửa bán hàng cố định khoảng từ 8g sáng đến 9g tối. Một số cửa hàng có thể mở sớm hơn hay đóng cửa muộn hơn. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi có một số khách hàng không thể đến vào giờ trên. Việc bán hàng thông qua app bán hàng sẽ xóa bỏ giới hạn thời gian, tạo điều kiện cho khách hàng mua sắm bất kỳ lúc nào họ muốn.
Việc thiết kế các ứng dụng để bán hàng cũng có thể giúp các công ty tiếp cận khách hàng ở xa hơn. Mở rộng khu vực địa lý cũng là mở rộng thị phần của doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Với mỗi hành vi của người dùng, app sẽ tiến hành lưu lại và phân loại chúng. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu được sở thích, nhu cầu của khách hàng đó. Với những ai thường xuyên mua sắm, bạn có thể dành tặng cho họ những quyền lợi nhất định. Với những ai chưa hoặc có ít đơn mua, hãy tạo ra các thông báo hoặc khuyến mãi để thúc đẩy họ mua hàng. Giải pháp này sẽ giúp bạn vừa củng cố vừa mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
Trước kia khi chưa có app, mỗi đơn vị phải duy trì bộ máy nhân lực rất cồng kềnh. Trong khi đó hiệu quả xử lý đơn hàng không thực sự cao, tỉ lệ sai sót vẫn nhiều. App bán hàng với tính năng tự động hóa có thể cùng lúc tiếp nhận hàng nghìn đơn hàng. Đồng thời, nó tự phân loại và thông báo về cho doanh nghiệp một cách chi tiết, rõ ràng. Hoạt động bán hàng hay vận chuyển hàng hóa nhờ đó mà diễn ra trơn tru, chính xác.
Thiết kế app bán hàng tích hợp các công cụ phân tích dữ liệu được thiết kế riêng vào ứng dụng di động. Nó có thể giúp công ty khám phá hoạt động của khách hàng khi tương tác với điện thoại. Hơn nữa, còn tiếp cận thông tin chi tiết về hoạt động của khách hàng trong quá trình tương tác với ứng dụng. Dựa trên dữ liệu, bạn có thể tạo ra các chiến dịch tiếp thị trực tuyến hiệu quả hơn để thúc đẩy việc bán các sản phẩm và dịch vụ.
Với những lợi ích mà app bán hàng mang lại, chắc hẳn bạn đang rất quan tâm vậy làm thế nào để sở hữu một app cho riêng doanh nghiệp mình? Đừng lo lắng vì hiện nay dịch vụ thiết kế app cũng đang rất phát triển trên thị trường. Bạn có thể liên hệ với các đơn vị thiết kế để sở hữu app bán hàng hiệu quả nhất
ITBee Solutions là một trong những đơn vị thiết kế app uy tín nhất hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm thiết kế App Mobile chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam. Sở hữu đội ngũ trẻ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, ITBee sẽ có những giải pháp tuyệt vời dành cho doanh nghiệp của bạn.
Địa chỉ: 21 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: (+84) 353 468 969
Email: info@itbeesolutions.com
Website: itbeesolutions.com
You can see how this popup was set up in our step-by-step guide: https://wppopupmaker.com/guides/auto-opening-announcement-popups/
You can see how this popup was set up in our step-by-step guide: https://wppopupmaker.com/guides/auto-opening-announcement-popups/
You can see how this popup was set up in our step-by-step guide: https://wppopupmaker.com/guides/auto-opening-announcement-popups/
You can see how this popup was set up in our step-by-step guide: https://wppopupmaker.com/guides/auto-opening-announcement-popups/