Mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Một số thương hiệu lớn như KFC, Highland,…đã áp dụng thành công mô hình này và thu về lợi nhuận nhanh chóng. Kinh doanh chuỗi mang lại hiệu quả bứt phá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên người quản lý phải đối mặt với những rắc rối, nhiều khó khăn tiềm ẩn trong quá trình vận hành. Vậy làm thế nào để quản lý các chi nhánh một cách trơn tru, hiệu quả, dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công rực rỡ như các thương hiệu nổi tiếng.

1. Giám sát và quản lý tình hình xuất nhập kho giữa các chi nhánh
2. Đào tạo nhân viên toàn bộ chuỗi cửa hàng
2.1 Tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc
2.2 Đào tạo cấp quản lý từng chi nhánh
2.3 Đào tạo nhân viên toàn hệ thống
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Cần giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh qua từng giai đoạn. Đánh giá thông qua hiệu quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng,…Từ đó cải thiện quy trình làm việc và khắc phục cho những chi nhánh chưa đạt hiệu quả.
Nhân viên là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, nhân viên vững vì doanh nghiệp mới bền. Vì vậy hãy lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp và tối ưu để đem đến những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
3. Quản lý khách hàng
Thông tin khách hàng là tài sản quý giá đối với mọi doanh nghiệp. Việc quản lý thông tin cá nhân và lịch sử mua sắm của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu của từng khách hàng. Từ đó điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ và phân phối những chương trình ưu đãi đến khách hàng hợp lý, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế không có nhiều doanh nghiệp chú trọng vào vấn đề này. Phần lớn là do doanh nghiệp không biết thu thập và quản lý thông tin khách hàng như thế nào cho hợp lý. Đặc biệt, đối với mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng thì vấn đề này càng gây cản trở và thách thức lớn hơn cho doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý doanh thu, hoa hồng, quản lý nhân viên, quản lý quan hệ khách hàng,…Giúp chủ kinh doanh có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh vận động của doanh nghiệp, tối ưu thời gian xử lý, tăng năng suất làm việc đáng kể. Từ đó đưa ra những chiến thuật kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp
Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp – Tinh gọn nhân sự, chi phí vận hành
4. Quản lý tài chính thường xuyên
5. Lên kế hoạch kinh doanh cho từng thời điểm
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh biến động rất nhanh, nhà quản lý cần cập nhật biến động của thị trường nhanh nhất có thể. Hãy dành thời gian để thu thập những thông tin giá trị về nhu cầu của thị trường. Thậm chí bạn có thể nghiên cứu chiến lược marketing của chính đối thủ để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh vững chắc cho doanh nghiệp.
Ngoài việc nghiên cứu thị trường, nhà quản lý cũng cần theo dõi báo cáo bán hàng, báo cáo tồn kho của doanh nghiệp,…để đưa ra quyết định đúng đắn.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình quản trị kinh doanh của bạn.