Đối với các doanh nghiệp, phát triển và mở rộng quy mô luôn là mục tiêu chính và là điều thiết yếu cho sự bền vững lâu dài của tổ chức. Để quá trình mở rộng quy mô diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần trang bị đủ kiến thức và chuẩn bị kế hoạch kỹ càng trên mọi phương diện.
Kinh doanh theo chuỗi là gì?
Mô hình kinh doanh theo chuỗi là hình thức phân phối nguồn lực của doanh nghiệp vào một hình thức phân phối. Họ có cùng tên (thương hiệu), bán các sản phẩm chính và hoạt động theo những nguyên tắc quản trị chung của mỗi công ty, thường thuộc sở hữu của cùng một công ty mẹ.
Bên cạnh các sản phẩm/dịch vụ chính. Mỗi chi nhánh sẽ linh hoạt điều chỉnh định hướng kinh doanh để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng từng khu vực.
Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi
Một hệ thống kinh doanh sẽ có từ hai cửa hàng trở lên, được dàn trải trên khắp thị trường mục tiêu. Với sự sắp xếp như vậy, các chi nhánh bán lẻ thường được kết nối và quản lý bởi một trụ sở trung tâm. Hệ thống kinh doanh theo chuỗi sẽ kinh doanh một hoặc một nhóm mặt hàng tùy thuộc vào định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Các cửa hàng sẽ trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Lợi ích của việc kinh doanh theo chuỗi chi nhánh
1. Tối ưu chi phí quảng cáo
Marketing là chi phí tất yếu mọi chủ sở hữu phải tiêu tốn dù sở hữu một hay nhiều cửa hàng. Lợi ích của việc kinh doanh theo chuỗi là chi phí quảng cáo được giảm thiểu kể từ các cửa hàng thứ hai trở đi. Doanh nghiệp vẫn có được sự nhận diện tốt từ người dùng mà không cần phải bỏ ra chi phí marketing.
2. Phân tán rủi ro
Nhiều cửa hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về hàng bán, tồn kho, doanh thu,…Các chi nhánh có thể bù trừ doanh thu cho nhau nếu một trong số các chi nhánh không đạt đủ KPI.Mặt khác, mỗi chi nhánh có một chỉ tiêu tài chính khác nhau, nếu một chi nhánh gặp vấn đề hoặc buộc phải đóng cửa cũng không ảnh hưởng đến các chi nhánh còn lại
3. Linh hoạt triển khai chương trình khuyến mãi
Nhiều cửa hàng cũng tạo nên nhiều lợi thế khi triển khai chương trình khuyến mãi. Trong khi đối thủ đang đau đầu lựa chọn chương trình đáp ứng mong muốn của mọi khách hàng. Đối với chuỗi chi nhánh, tùy vào sở thích, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của từng chi nhánh địa phương. Quản lý có thể linh hoạt điều chỉnh chương trình ưu đãi phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng. Đây cũng là giải pháp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu.
4. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thời
Một lợi ích cơ bản khác của việc kinh doanh theo chuỗi là nó cộng thêm sự phối hợp tuyệt vời của tất cả các đơn vị kinh doanh trong việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng cuối cùng. Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng mà không bị giới hạn thời gian, vị trí địa lý.
Thông qua báo cáo của các chi nhánh, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Từ đó, đánh giá và hoạch định chiến lược bán hàng cho giai đoạn tiếp theo.
Những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt khi kinh doanh theo chuỗi
1. Chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng cũng là một thách thức lớn cho việc kinh doanh theo chuỗi. Ngoài việc giá mặt bằng cao, doanh nghiệp càng mở nhiều chuỗi thì càng tốn những khoản tiền chết để đặt cọc mặt bằng.
Bên cạnh chi phí, doanh nghiệp cần phải chú trọng lựa chọn mặt bằng phù hợp. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường địa phương trước khi quyết định.
2. Vận hành khó khăn
Quy mô càng lớn thì quản trị càng phức tạp. Khi quy mô nhỏ, tất cả các đầu mối quan trọng của công ty đều nằm ở bộ phận quan trọng nhất và cả tổ chức chạy theo. Tuy nhiên, khi có đến hàng chục, hàng trăm chi nhánh, quy trình quản lý trở nên hỗn độn, khó kiểm soát. Lúc này luồng thông tin giữa các bộ phận ngày càng chồng chéo, lộn xộn, quá trình vận hành bắt đầu xuất hiện lỗ hỏng. Do đó, doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều công sức và thời gian để ổn định công tác quản trị.
Đứng trước nút thắt vận hành hệ thống. Làm thế nào để doanh nghiệp chuẩn hóa lại quy trình và vận hành một cách trơn tru? Đây là thời điểm thích hợp nhất doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu quy trình – bứt phá kinh doanh.
Xem thêm: Phần mềm quản lý hệ thống – Tinh gọn nhân sự, chi phí vận hành
3. Khó khăn khi cập nhật thay đổi cho toàn hệ thống
Một vấn đề nan giải khi kinh doanh theo chuỗi là vấn đề cập nhật thay đổi cho toàn hệ thống. Ví dụ, thay đổi logo, màu sắc thương hiệu hay quy trình dịch vụ,…thường mất nhiều thời gian và công sức để áp dụng.
Đối với mô hình kinh doanh chuỗi, doanh nghiệp cần thận trọng lựa chọn bước đi đúng đắn. Kiểm soát quy trình không hiệu quả sẽ gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp. Việc áp dụng chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là cấp bách. Kinh doanh theo chuỗi có thể đem đến lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp. Ngược lại sẽ phá hủy mọi cố gắng nếu doanh nghiệp không có bước đi đúng đắn. Hãy nhớ rằng, rủi ro và lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với nhau. Rủi ro càng cao, cơ hội bứt phá càng lớn. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện tại, chỉ khi dám chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp mới gia tăng cơ hội giành thắng lợi trong thương chiến.
ITBee Solutions – Giải Pháρ Tối Ưu và Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp
? (+84) 948 810 812
? VP giao dịch: 21 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Tân Bình, TPHCM